Nhận xét Khởi_nghĩa_Hùng_Lĩnh

Sử gia Phạm Văn Sơn nêu ý kiến:

Về tổ chức, mỗi huyện đều có một cơ hương binh từ 200 người trở lên, đứng đầu là Cơ trưởng, lấy tên huyện để gọi như Nông Thanh cơ (tức cơ Nông Cống ở Thanh Hóa), Tống Thanh cơ (tức cơ Tống Sơn ở Thanh Hóa),...Còn về vũ khí, thì hãy còn khá thô sơ.Buổi đầu, chiến thuật của Tống Duy Tân giống hệt chiến thuật của Đinh Công Tráng ở Ba Đình (Nga Sơn, Thanh Hóa), tức là chọn một địa điểm hiểm yếu, xây dựng chiến khu vững chắc rồi nhử quân đối phương đến mà tiêu diệt. Khi nào họ mạnh quá, các ông mới phải cho quân rút đi nơi khác. Chiến thuật này nguy ở chỗ địch có đại bác mạnh, nên cứ điểm dù có vững chắc đến mấy cũng khó mà bảo toàn được lực lượng. Về sau, trong nhiều năm ròng, Tống Duy Tân dùng thế du kích chiến để đột kích và quấy phá đối phương. Sau mỗi trận đánh, nghĩa quân lại rút lẹ về các vùng rừng núi để thủ hiểm. Tuy vậy, nếu có cơ hội ông cũng cho mở một số trận đánh lớn mà Pháp còn ghi nhận, như các trận ở Đa Bút, Vạn Lại, Yên Lãng, Nông Cống, Mỹ Hòa,...Mặc dù đạt được một số thắng lợi, nhưng lực lượng nghĩa quân ngày một hao mòn, việc bổ sung quân số chậm chạp, vì nhân dân bị đối phương khủng bố quá dữ nên không dám đi theo và cung ứng đầy đủ các thứ nữa. Trái lại, đối phương tuy có hao tổn nhiều nhưng việc tiếp vận điều hòa, và luôn có sẵn những lực lượng hùng hậu để đàn áp.Dù cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh thất bại, nhưng qua các hoạt động, ta thấy các thủ lĩnh đã thực hiện được sự đoàn kết rộng rãi của mọi tầng lớp dân tộc, tức trong hàng ngũ nghĩa quân, ngoài người Kinh ra còn có đông bảo người Mường, người Thái. Đáng chú ý nhất là trong bản tuyên cáo kêu gọi lính khố xanh ở đồn Thi Long đề ngày 24 tháng 2 năm Hàm Nghi thứ 6 (tức 14 tháng 3 năm 1890) do chính Cao Điển soạn ra có câu:...đánh lại giặc, đoạt súng của giặc để về với nghĩa quân, lương-giáo một nhà đừng sát phạt nhau nữa...đã thể hiện rất rõ chủ trương trên [10].